CHỈNH NHA
Giáo trình chỉnh nha đại cương
3 Tăng trưởng và phát triển của sọ não

Vòm sọ
Vòm sọ được hình thành từ xương trán, xương đỉnh, một phần của xương thái dương và xương chẩm. Tất cả những xương này được hình thành theo cơ chế Sinh xương từ màng trung mô xung quanh những điểm phát triển của não bộ, tại trung tâm sinh xương ( điểm cốt hóa ) xuất hiện đầu tiên vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Đường khớp ( Suture ), là những đường nối liên kết màng xương, phần chia từng xương riêng biệt và tạo ra áp lực cho sự tăng trưởng của xương. Phần thóp ( Fontanelles ) là những điểm mà đường khớp hợp nhất và tăng sự linh hoạt cho vòm sọ, thuận lợi cho việc chui ra khi sinh của đứa trẻ. Tất cả những thóp sẽ đóng ở 18 tháng tuổi.
Tăng trưởng của vòm sọ phần lớn được xác định bằng tăng trưởng của não bộ. Do bộ não tăng trưởng nhanh ở trẻ sơ sinh, và vòm sọ phần lớn được hình thành khi trẻ mới sinh ( Hình 3.1A ). Vòm sọ đạt 90% kích thước trưởng thành khi 5 tuổi và gần 100% khi 15 tuổi (Hình 3.1B). Sau này, hầu hết những thay đổi của sọ não do thay đổi mở rộng của phần phía trước xoang và dày lên của xương phía trước. Những quá trình quan trọng trong tăng trưởng sọ bình thường:
• Tăng trưởng ở đường khớp;
• Tạo hình bề mặt.
Tăng trưởng bộ não gây ra lực kéo căng đường khớp sọ, cùng với sự lắng đọng xương tại các vị trí bởisinh xương màng. Do đó, đường khớp tạo ra do tăng trưởng thích nghi hơn là tăng trưởng nội tại. Tạo hình cũng đóng vai trò quan trọng, với xương hình thành từ màng làm tăng kích thước vòm sọ và tiêu xương bản trong. Cùng với tăng kích thước vòm sọ, quá trình hình thành xương vượt trội hơn quá trình tiêu xương làm cho độ dày của xương cũng tăng lên trong quá trình hoạt động tăng trưởng. Xương sọ mặt cũng được nâng lên bởi cơ kéo và Tạo hình bề mặt ở vị trí cơ bám vào.
Nền sọ
Nền sọ là nơi có các khớp tạm thời của hàm trên và hàm dưới, và sự tăng trưởng của nó có thể ảnh hưởng tới vị trí và tương quan của những xương này. Nền sọ bắt đầu phát triển từ một số sụn ( sọ phôi thai - chondrocranium ) tăng kích thước, hợp nhất và diễn ra quá trình sinh xương nội sụn ở khoảng tuần thứ 8 thai kỳ. Dải sụn tiên phát, được gọi là đường khớp sụn, chỉ còn những điểm sụn riêng biệt hợp nhất đóng vài trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng ( Hình 3.1 C ). Những đường khớp sụn sau là đặc biệt quan trọng:
• Đường khớp sụn bướm sàng (tăng trưởng cho đến khi 6 tuổi);
• Đường khớp sụn bướm chẩm Spheno-occipital (tăng trưởng cho đến khi 13-15 tuổi). Đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng nền sọ
• Sinh xương nội sụn;
• Tạo hình bề mặt.
Các đường khớp sụn tạo ra áp lực tăng trưởng thích nghi ( phù hợp ) và những cột cấu trúc tế bào tốt (xem Chương 5, Sụn lồi cầu) cùng hướng với phát triển. Những sụn này có tăng trưởng nội tại và kết quả là hình thành sụn mới, chúng di chuyển dần ra ngoại vi, Sinh xương và kéo dài nền sọ. Những đường khớp sụn này sẽ vẫn góp phần làm nền sọ tăng trưởng tới năm 13-15 tuổi. Đường sụn bướm sàng giảm tăng trưởng khi 6 tuổi, sàn của hố sọ trước ở thành một cấu trúc ổn định trên phim Xquang ( khi chụp phim ). Phim Xquang Cephalometric có thể được chồng để đo lại tổng số thay đổi của khuôn mặt.
Khi sụn khớp bướm chẩm nằm giữa hố sọ trước, điểm hàm trên gắn vào, còn hàm dưới gắn vào hõm khớp ( ổ chảo thái xương ), đây là những điểm quan trọng trong phát triển tương quan xương ( Hình 3.1 C ). Ví dụ, tăng trưởng quá mức có thể làm tăng chiều dài nền sọ và tạo ra tương quan xương loại II, trong khi kém tăng trưởng lại tạo ra tương quan xương loại III ( Hình 3.1 D ). Hình thái của nền sọ cũng ảnh hưởng là tương quan giữa hàm dưới và hàm trên. Ví dụ, góc nền sọ lớn (hình 3.1E) có thể góp phần vào việc tạo ra tương quan xương loại II trong khi góc nền sọ giảm lại có xu hướng về loại III.
Tạo hình bề mặt đóng vai trò quan trọng tăng kích thước hộp sọ ( tiêu mặt trong và bồi mặt ngoài ), duy trì tương quan giữa các lỗ và tăng kích thước của xoang rỗng ( chứa khí ) của xương bướm và xương sàng.