CHỈNH NHA
Giáo trình chỉnh nha đại cương
4 Tăng trưởng và phát triển phức hợp mũi hàm trên
Xương hàm trên hình thành theo cơ chế Hình thành xương từ màng, bắt đầu vào khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ. Hàm trên được gắn vào nền sọ phía trước bằng khớp hàm trên. Sụn sống mũi, tăng kích thước của nền sọ và khẩu cái, xoang hàm trên cũng liên quan mật thiết với hàm trên.
Nghiên cứu cấy Implant cho thấy xương hàm trên phát triển ra trước và xuống dưới so với nền sọ khoảng 500 so với đường sella- nasion ( đi qua khớp mũi trán - hố yên ). Tuy nhiên, sự khác biệ ử mối cá thể theo từng hướng dọc, ngang và chiều hướng phát triển là tương đối rõ rệt.

Cơ chế tăng trưởng xương hàm trên
Quá trình tăng trưởng hàm trên:
- Di chuyển tiên phát và thứ phát.
- Hình thành xương từ màng.
- Tái tạo hình dạng bề mặt.
Do điểm bám của hàm trên là nền sọ, sự tăng trưởng theo chiều trước sau làm hàm trên di chuyển thứ phát (Hình 3.1 D) . Đây là một cơ chế quan trọng góp phần vào việc di chuyển hàm trên ra trước cho tới trước 7 tuổi ( cho tới khi sọ não tăng trưởng hoàn toàn) . Tuy nhiên, khớp bướm sàng vẫn tiếp tục tăng trưởng tới 13-15 tuổi, và tham gia 30% di chuyển ra trước của hàm trên.
Tạo xương từ màng và Sinh xương sụn khớp cũng ghóp phần làm hàm trên di chuyển xuống và xuống dưới ( thứ phát ). Các đường khớp không thực sự tăng trưởng mà chỉ thích nghi với sự thay đổi vị trí của xương khi bồi đắp và làm kéo dãn các đường khớp( Hình 4.1 A ). Sụn vách ngăn mũi có một số điểm tăng trưởng nội tại và tạo ra lực tác động lên hàm trên hướng xuống và cũng lại tạo ra lực kéo căng ở các sụn hàm trên. Tuy nhiên, mạng lưới chức năng cũng có ý nghĩa đáng kể của việc di chuyển hàm trên ra phía trước. Lực nén (→ ←) hoặc kéo (↔) có thể tác động lên đường khớp bằng headgear hoặc headgear kéo trước ( protraction headgear ). Điều này có thể ngăn chặn tạm thời hoặc tạo xương tại một số vị trí nội tại tương ứng. Tuy nhiên, cấu trúc phát triển sẽ tăng trưởng theo kiểu hình lại như trước.
Hình thành xương từ đường khớp khẩu cái ( nằm ở giữa hàm trên) , đặc biệt ra phía sau là một cơ chế qua trọng làm hàm trên tăng trưởng theo chiều ngang. Trong tác động tăng trưởng theo chiều ngang , chúng ta có thể hi vọng tăng trưởng hàm trên đạt hơn 1 mm mỗi năm. Chiều rộng hàm trên đạt kích thước trưởng thành ở tuổi 16.
Tạo hình bề mặt có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng hàm trên bằng tiêu xương mặt trước, và tạo xương ở vùng lồi củ ( Hình 4.1 B). Tăng trưởng lồi củ hàm trên là cơ chế quan trọng góp phần vào sự gia tăng chiều dài cung hàm. Tiêu xương ở mặt trước của hàm trên có thể hạn chế di chuyển về phía trước của hàm trên ( theo những cơ chế trên ).
Khẩu cái phát triển xuống dưới về phía khoang miệng và tiêu ở phía trên ( hướng nền mũi) . Điều nàylàm mũi tăng kích thước theo chiều dọc và kích thước của xoang hàm trên (Hình 4.1C). Quá trình mọc răng và quá trình phát triển xương ổ răng cũng góp phần đáng kể tăng trưởng hàm trên theo chiều dọc. Vì răng cửa trên nghiêng ra trước và răng hàm lớn nghiêng ngoài, quá trình mọc răng cũng góp phần tăng trưởng hàm trên theo chiều trước sau và một chút theo chiều ngang tương ứng. Tăng trưởng theo chiều ngang của hàm trên cũng do bồi xương ở phía ngoài.
Thời gian của tăng trưởng hàm trên
Hình 4.1D cho thấy đường cong tăng trưởng chiều dài hàm trên đối với nam và nữ theo độ tuổi. Tăng trưởng hàm trên bắt đầu chững lại ở tuổi 16 đối với nam và 14 đối với nữ. Độ tuổi trung bình ở mỗi giới, tăng trưởng tối thiểu có thể còn tiếp tục ở nam sau 18 tuổi và sau 17 tuổi đối với nữ. Đỉnh tăng trưởng ở độ tuổi dậy thì ở hàm trên không đặc biệt đáng kể như ở hàm dưới ( Xem Chương 5 ).
So sánh các hình 4.1D và 5.1D cho thấy mức độ tăng trưởng tăng dần hàng năm của hàm dưới lớn hơn so với hàm trên và tăng trưởng hàm dưới cũng kéo dài hơn . Sự khác biệt trong tăng trưởng hàm dưới đối với hàm trên rất quan trọng, vì tùy thuộc vào hướng tăng trưởng, có thể cải thiện tương quan xương loại II hay làm trầm trọng tương quan loại III xương. Khác biệt tăng trưởng hàm dưới cũng góp phần gây ra răng khấp khểnh ( chen chúc ) cửa bên hàm dưới ( Xem chương 41).
Hình 4.1E cho thấy đường cong tăng trưởng tổng chiều cao tầng mặt trước. Ở kích thước này, xu hướng tăng trưởng dừng lại ở độ tuổi 19 ở nam và 17 ở nữ. Hình 4.1F cho thấy đường cong tốc độ tương ứng và tăng trưởng chiều dọc tương ứng ở tuổi dậy thì và đặc biệt rõ ở nam giới.
Theo nguyên tắc chung, tăng trưởng hàm trên theo chiều dọc sẽ còn tiếp tục sau khi tăng trưởng theo chiều ngang dừng lại.
Tăng trưởng theo chiều xoay hàm trên
Tăng trưởng theo chiều xoay của hàm trên không lớn như ở hàm dưới (xem Chương 5). Hàm trên xoay một chút theo chiều kim đồng hồ ( ra sau ) hoặc ngược chiều kim đồng hồ ( ra trước ). Quá trình này được bù đắp bởi tiêu xương khẩu cái, cũng như làm mặt phẳng khẩu cái nghiêng ít hơn, và quá trình mọc răng ( xem Chương 5). Hàm trên cũng xoay theo chiều ngang vì mặt phẳng khẩu cái giữa mở về phía trước. Quá trình này cũng giảm chiều dài cung răng theo tuổi.
Tăng trưởng hàm trên sau vị thành niên
Nghiên cứu chỉ ra rằng, khuôn mặt vẫn tiếp tục tăng trưởng, mặc dù là rất ít ở lứa tuổi trưởng thành. Thông thường, tăng trưởng theo chiều dọc chiếm ưu thế hơn và giảm bởi thay đổi trước sau và kích thước theo chiều ngang. Từ độ tuổi từ 17 tới 80, độ lớn tăng chiều dài hàm trên và chiều cao tầng mặt dưới vẫn thay đổi từ 1 tới 2mm tương ứng.