CHỈNH NHA
Giáo trình chỉnh nha đại cương
5 Tăng trưởng và phát triển của hàm dưới
Hàm dưới hình thành bằng cơ chế sinh xương từ màng, xảy ra đầu tiên ở cung hầu họng ( pharyngeal arch ) vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Lồi cầu xương hàm dưới khớp với hõm khớp, nằm ở cạnh dưới của hố sọ giữa. Hàm dưới tăng trưởng hướng xuống và ra trước cùng hướng với nền sọ, có sự biến đổi hướng tăng trưởng theo chiều ngang và dọc ở mỗi cá nhân.

Cơ chế của tăng trưởng hàm dưới
Những quá trình tham gia vào tăng trưởng của hàm dưới bao gồm:
• Sinh xương nội sụn;
• Tạo hình bề mặt;
• Di chuyển tiên phát và thứ phát.
Sụn lồi cầu là sụn thứ phát, có cấu trúc mô học khác với sụn nền sọ. Sụn này tạo ra một áp lực tăng trưởng ổn định theo các chiều bằng cơ chế cốt hóa nội sụn. Lồi cầu thường tăng trưởng theo hướng lên trên và ra sau (có nghĩa là = 6° so với đường biên sau của cành lên ( ngành lên ) hàm dưới), tuy nhiên, điều này cũng khác nhau ở mỗi cá nhân theo chiều dọc hay chiều ngang. Người ta cho rằng sụn lồi cầu tăng trưởng cảm ứng với quá trình tăng trưởng xuống dưới và ra trước của hàm dưới ( Hình 5.1 A ). Ở một số người, lồi cầu tăng trưởng không cân bằng ở hai bên và kết quả là hàm dưới phát triển bất đối xứng.
Tạo hình bề mặt đóng vai trò quan trọng trong thay đổi vị trí của cành lên ( ngành lên ) theo theo hướng ra sau và kéo dài phần thân xương một vài centimet, hỗ trợ cho quá trình mọc răng. Thông thường, mặt trước của cành lên ( ngành lên ) sẽ tiêu trong khi mặt sau sẽ được bồi thêm ( Hình 5.1B). Sự khác biệt về mức độ tiêu và bồi xương làm cho cành lên ( ngành lên ) được dựng thẳng trong quá trình phát triển ( Hình 5.1 C). Cằm càng lồi ra, đặc biệt ở nam giới sau khi dậy thì do tiêu xương ở điểm trên cằm và bồi xương ở vùng cằm. Cơ bám vào hàm dưới ( ví dụ cơ bám vào mỏn quạ ) cũng ảnh hưởng tới sự phát triển. Mọc răng cũng làm phát triển xương ổ răng.
Khi hàm dưới tăng kích thước làm cho nó di chuyển tiên phát theo hướng xuống dưới và ra trước. Ở nhiều người, hõm khớp phát triển xuống dưới và ra sau là nguyên nhân hàm dưới di chuyển thứ phát xuống dưới và ra sau. Quá trình này bù trừ cho việc cằm nhô ra ( tiên phát ). Tăng trưởng theo chiều dọc của hố sọ giữa cũng có thể gây ra di chuyển thứ phát bằng cách ảnh hưởng tới hõm khớp theo chiều dọc.
Thời gian tăng trưởng của hàm dưới
Hình 5.1D cho thấy đường cong tăng trưởng hàm dưới cho cả nam và nữ khi đo chiều dài hàm dưới theo độ tuổi. Hàm dưới ngừng tăng trưởng ở độ tuổi 18 ở nam và 16 ở nữ. Mức độ trung bình cá nhân, thay đổi tăng trưởng tối thiểu đạt mức 19 tuổi ở nam và 17 ở nữ. Đường cong tăng trưởng hàm dưới theo chiều dọc ở cả nam và nữ ( Hình 5.1 E ) cho thấy mức độ tăng trưởng giảm dần theo độ tuổi. Tăng tốc tăng trưởng ở độ tuổi dậy thì xảy ra rõ ràng ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, khoảng thời gian đỉnh tăng trưởng của nam lớn hơn của nữ. Cả hai yếu tố thời gian và tỷ lệ tăng trưởng của hàm dưới đều lớn hơn hàm trên. Sự khác biệt tăng trưởng hàm dưới có thể gây ra một số vấn đề ( hậu quả trên lâm sàng ).
Theo nguyên tắc chung, tăng theo chiều dọc sẽ diễn ra lâu hơn tăng trưởng theo chiều trước sau, và tăng trưởng theo chiều ngang dừng lại trước tiên.
Tăng trưởng hàm dưới theo chiều xoay
Nghiên cứu phân tích phim cephalo implant thời gian dài ( nghiên cứu dọc ) cho thấy hàm dưới tăng trưởng theo chiều xoay xuống dưới và ra trước. Tăng trưởng xoay của hàm dưới là kết quả tăng trưởng không đồng nhất về chiều cao của cành lên ( ngành lên ) hàm dưới ( chiều cao tầng mặt sau ) và chiều cao tầng mặt dưới trước. Có hai loại của tăng trưởng hàm dưới, xoay:
• Xoay nội tại ( nội tại cấu trúc trong );
• Xoay ngoài ( cấu trúc xương bên ngoài ).
Hàm dưới có thể được xem như một xương ống bao bọc quanh lõi là ống thần kinh răng dưới và xương bề mặt tăng trưởng trong khi phát triển và mọc răng. Trong hầu hết trường hợp, phần lõi xoay ngược chiều kim đồng hồ ( hay ra trước ) với hướng lệch trung bình 15 ° từ trẻ em so với người lớn. Tuy nhiên, góc mặt phẳng hàm dưới chỉ giảm ≤ 5 ° do quá trình thay đổi bề mặt xương làm hàm dưới xoay bù trừ bằng cách tiêu- bồi xương có chọn lọc kết hợp với quá trình mọc răng. Kết quả làm hàm dưới xoay nội tại 15 ° ngược chiều kim đồng hồ và xoay bên ngoài 10° theo chiều kim đồng hồ.
Sự biến đổi mức độ xoay và mô tả chuyển động xoay là khác nhau đối với mỗi cá nhân. Xoay nội tại có thể diễn ra lớn hơn bình thường hay theo chiều kim đồng hồ. Nếu những thay đổi này không có sự bù trừ đúng mức bởi xoay ngoài, sẽ gây ra một số vấn đề trên lâm sàng như:
• Chiều cao tầng mặt ngắn (Hình 5.1Fi) nếu hàm dưới xoay ngược chiều kim đồng hồ quá mức. Kết quả là giảm LAFH, cằm nhô và cắn sâu do răng cửa xoay vào trong.
• Chiều cao tầng mặt dài (Hình 5.1F II) nếu hàm dưới xoay quá mức theo chiều kim đồng hồ. Kết quả là tăng LAFH, môi không kín, cằm bớt nhô và giảm độ cằn chùm của răng cửa hay cắn hở.
• Thay đổi độ nhô của cằm. Xoay theo chiều kim đồng hồ của hàm dưới làm giảm độ nhô của cẳm trong khi nếu xoay ngược chiều kim đồng hồ thì ngược lại.
• Thay đổi hướng mọc răng cửa. Xoay theo chiều kim đồng hồ thường làm răng cửa mọc hướng vào trong, trong khi xoay ngược chiều kim đồng hồ làm cho răng mọc thẳng hơn. Răng cửa mọc thẳng là kết quả giảm chiều dài cung răng và giảm mức độ răng khấp khểnh ( chen chúc ) cửa ( Xem răng khấp khểnh ( chen chúc ) cửa bên , Chương 41 ). Hàm dưới xoay theo chiều kim đồng hồ làm răng cửa bị môi đẩy vào và thường gây hậu quả răng cửa dựng thẳng và chen chúc.
• Tái phát của điều trị chỉnh nha . Hàm dưới xoay theo chiều kim đồng hồ làm cho răng cửa xoay xuống dưới và ra trước làm tăng nguy cơ tái phát khi điều chỉnh cắn hở hoặc cắn chùm. Xoay ngược chiều kim đồng hộ gây tái phát khi điều trị cắn sâu.
Tăng trưởng hàm dưới sau vị thành niên
Cũng như tăng trưởng hàm trên (xem Chương 4), tăng trưởng hàm dưới cũng tiếp tục sau tuổi trưởng thành. Từ 17 đến 80 tuổi, chiều dài hàm dưới có thể tăng lên đến 3 mm. Nữ giới có xu hướng tăng trưởng xoay theo chiều kim đồng hồ trong khi nam giới thì ngược lại.