CHỈNH NHA
Giáo trình chỉnh nha đại cương
8 Nguyên nhân gây sai khớp cắn
Hiểu biết về nguyên nhân gây ra sai khớp cắn là rất quan trọng trong việc dự phòng và đảm bảo tính ổn định của điều chỉnh của khớp cắn. Sai khớp cắn là kết quả của kết hợp với yếu tố di truyền ( gen ), hoặc được kế thừa và ảnh hưởng của yếu tố môi trường. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố phụ thuộc vào yếu tố nào tác động chính. Trên quan điểm lâm sàng, phân loại nguyên nhân gây sai khớp cắn theo những nhóm sau đây: yếu tố xương, yếu tố mô mềm, xương ổ răng - răng hoặc yếu tố tại chỗ, và thói quen.
Một số yếu tố có ảnh hưởng tới nhau, ví dụ như kiểu Hình xương có thể ảnh hưởng vị trí môi. Thường thì nguyên nhân gây nên sai khớp cắn là sự kết hợp của nhiều yếu tố tham gia ( đa yếu tố ).

Yếu tố xương
Yếu tố xương cần được cân nhắc theo cả ba mặt phẳng.
Trước sau
Tương quan trước sau giữa hàm trên và hàm dưới có ảnh hưởng lớn đến tương quan khớp cắn theo mặt phẳng đứng dọc ( sagittal). Nếu mô mềm thuận lợi, có thể xảy ra bù trừ ở răng cửa, theo hướng ra trước ( răng cửa trên ) hoặc nghiêng trong ( răng cửa dưới ), để bù trừ xương sai lệch ( phân ly ). Điều này được gọi là bù trừ xương ổ răng (Hình 8.1a). Trong trường hợp này, phân ly khớp căn sẽ ít nặng nề hơn trong trường hợp khiếm khuyết xương. Ví dụ, môi dưới có thể tụt vào trong của răng cửa trên nghiêng ra trước ( trong sai khớp cắn loại II ) kết hợp với răng cửa dưới nghiêng trong.
Kiểu hình khớp cắn loại II xương thường phát sinh do tụt hàm dưới, nhưng cũng có thể là kết quả của vẩu ( nhô ) hàm trên. Tụt hàm dưới có thể là do chiều dài hàm dưới giảm, hoặc hõm khớp lùi sau đi kèm/ hoặc bất thường của nền sọ ( Hình 3.1 D, 3.1 E ). Kích thước theo chiều dọc cũng có thể ảnh hưởng điểm AP của cằm. Ví dụ, nếu kích thước theo chiều dọc tăng lên, do hàm dưới xoay hướng xuống và ra sau, và điểm cằm cũng sẽ xoay ra sau tương ứng (Hình 8.1B).
Kiểu hình xương loại III có thể là do hàm trên lùi sau và / hoặc vẩu ( nhô ) hàm dưới. Nguyên nhân vẫn có thể do khiếm khuyết chỉ ở xương hoặc cả nền sọ.
Chiều dọc
Chiều cao tầng mặt ảnh hưởng độ cắn chìa, môi khép kín, đường môi dưới và vị trí trước sau của cằm.
Tăng trưởng xoay của hàm dưới là nguyên nhân gây ra phát triển bất thường chiều cao khuôn mặt. Xoay quá mức theo chiều kim đồng hồ (ra sau) hoặc ngược chiều kim đồng hồ (ra trước) có thể đem lại kết quả kiểu mặt dài hoặc ngắn tương ứng.
Hàm trên tăng trưởng quá mức theo chiều dọc gây tăng chiều cao tầng mặt và điểm cằm bị lùi do hàm dưới xoay ra sau và xuống dưới
Theo chiều ngang
Lý tưởng nhất, mỗi điểm của hàm trên phải hơi rộng hơn so với điểm tương ứng ở hàm dưới để ổn định chùm bình thường, ra ngoài 2-4 mm. Đối với những người có hàm trên lùi sau, thường giảm kích thước theo cả 3 chiều và có cả chiều ngang tương ứng, được gọi là hẹp hàm trên tuyệt đối theo phương ngang. Trên mặt phẳng đứng dọc và có do kích thước ngang , AP bất đồng ( lệch - không khớp ) giữa hàm trên và hàm dưới có thể sai lệch kích thước theo chiều ngang ( sai lệch ( phân ly ) hai hàm theo phương ngang ), ngay cả khi chiều rộng hàm trên là bình thường ( Hình 8.1 C ).
Bù trừ xương ổ răng bằng cách răng hàm hàm trên nghiêng ngoài và răng hàm dưới nghiêng trong có thể bù trừ sai lệch kích thước xương hàm theo phương ngang. Trong trường hợp này, phân ly khớp cắn không biểu hiện như trong khiếm khuyết nền xương.
Yếu tố mô mềm
Răng phải được nằm ở vị trí cân bằng với cơ, và chịu lực nhẹ của mô mềm ở tư thế nghỉ trong thời gian dài ( môi và má ở ngoài và lưỡi ở trong ) (học thuyết cân bằng ) (Hình 8.1D). Lực tạo ra bởi dây chằng nha chu góp phần vào trạng thái cân bằng.
Trạng thái của môi ( độ dầy và vị trí ) có ảnh hưởng tới vị trí trong - ngoài của răng cửa. Khi giảm trương lực môi trên, răng cửa thường có xu hướng nghiêng về phía trước. Khi môi trên căng hơn mức bình thường ( tăng trương lực) , răng cửa có xu hướng ngả trong. Thuật ngữ Dải môi hẹp sử dụng với cơ môi hoạt động mạnh.
Đường môi dưới là tương quan theo chiều dọc của môi dưới và răng cửa trên ở tư thế nghỉ. Lý tưởng, môi dưới nên che 1/3 tới 1/2 thân răng cửa trên. Khi mức độ che phủ này tăng hơn, răng cửa trên bị nghiêng sau, và tỷ lệ này giảm xuống khi răng cửa trên nghiêng trước.
Môi đóng khít, là khi hai môi chạm vào để đóng kín khoang miệng trước. Có thể sử dụng thuật ngữ môi đóng khít bình thường để chỉ tình trạng các cơ ít vận động nhưng vẫn đóng kín khoang miệng. Thuật ngữ môi đóng không khít được sử dụng khi cơ môi cần vận động ( có ý thức của chủ thể) mới có thể đóng được khoang miệng. Môi đóng không khít thường liên quan đến đường môi dưới thấp hơn mức bình thường. Trong môi đóng không khít, khoang miệng có thể được đóng vào bằng vận động cơ cằm hoặc đưa hàm dưới ra trước. Nếu không thể đạt được điều này bằng cơ chế cơ học, có thể tồn tại vấn đề nuốt - adapt IVe swallowing patterns - của bệnh nhân:
• Lưỡi vươn chạm tới môi dưới
• Môi dưới hướng về phía khẩu cái
• Lưỡi hướng về phía môi trên.
Vị trí của lưỡi về phía trước, khi lưỡi và môi dưới đóng kín khoang miệng có thể làm răng cửa nghiêng ra trước. Môi dưới chạm với khẩu cái ( Hình 8.1E), làm răng cửa trên nghiêng ra trước và răng cửa dưới nghiêng trong. Khi lưỡi chạm môi trên, đôi khi thấy trong sai khớp cắn loại III, có thể gây ra răng cửa trên nghiêng ra trước.
Kích thước, vị trí và chức năng của lưỡi có thể ảnh hưởng sự phát triển của cung răng. Tật lưỡi to -Macroglossia và lưỡi nằm ở vị trí phía trước (Hình 8.1F) có thể cản trở mọc răng cửa và dẫn đến tình trạng khớp cắn hở phía trước. Điều này gây ảnh hưởng tới kiểu nuốt điển hình, như đã mô tả ở trên, lưỡi phải đưa ra phía trước để tạo thành khoang kín. Hiếm khi, vấn đề về thần kinh cơ dẫn đến tình trạng đẩy lưỡi nội sinh khi mà lưỡi phải đưa về trước khi nuốt. Điều này có thể dẫn đến răng cửa nghiêng ra trước và hình thành của một khớp cắn hở phía trước.
Vòm họng không đủ rộng được cho là có do việc hình thành khớp cắn hở phía trước. Nó còn được cho là làm tăng cản trở luồng khí từ mũi và thở miệng. Khi miệng liên tục há, răng hàm lớn mọc trồi quá mức, chiều cao khuôn mặt tăng và gây nên khớp cắn hở phía trước. Nhưng chưa đủ bằng chứng để đưa ra việc sử dụng khí cụ tháo lắp nong rộng vòm miệng ngăn chặn vấn đề này.
Bệnh nhân với bệnh lý cơ ( ví dụ như loạn dưỡng cơ ) có thể thiên về kiểu hình tăng kích thước dọc và khớp cắn hở phía trước. Giảm lực kéo của cơ khi tiếp xúc, cả trạng thái nghỉ hay khi hoạt động chức năng đều gẫn tới tăng kích thước dọc tầng mặt và răng cửa mọc quá mức ( Bảng 13.4, Hình 26.1A III).
Yếu tố tại chỗ
Xương ổ răng, hoặc yếu tố tại chỗ có ảnh hưởng tại chỗ đối với khớp cắn hơn so với yếu tố xương và mô mềm. Những yếu tố được trình bày sau.
Thay đổi số lượng răng
Thiếu răng bẩm sinh - Hypodontia - là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi thiếu 1 hoặc nhiều răng sữa hoặc răng vĩnh viễn không bao gồm răng hàm lớn thứ ba. Đối với người da trắng, những răng thiếu thường là: răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới > răng cửa bên hàm trên > răng hàm nhỏ thứ hai hàm trên > răng cửa giữa. Nguyên nhân gây ra thiếu răng là kết hợp nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố môi trường và di truyền. Xem Chương 33 để biết thêm thông tin.
Thừa răng - Supernumerary, được định nghĩa là số lượng răng nhiều hơn số răng bình thường, thường gặp đối với răng cửa hàm trên. Có rất nhiều kiểu hình thái của răng thừa như hình nón hoặc hình lao, răng bổ sung và odontome ( U răng ). Xem Chương 34 để biết thêm thông tin.
Mất răng sớm, do sâu, chấn thương hoặc tiêu chân răng là tình trạng gặp khá phổ biến. Mức độ ảnh hưởng lên quá trình mọc răng phụ thuộc vào mức độ chen chúc, tuổi bệnh nhân và răng mất. Nếu có răng khấp khểnh ( chen chúc ), mất răng sớm dẫn đến mất khoảng, theo cơ chế di chuyển các răng lân cận về phía khoảng trống trên cung hàm. Khi cung răng còn khoảng trống, mất răng không ảnh hưởng tới sự mọc và hình thành cung răng vĩnh viễn. Liên quan đến tuổi tác, bệnh nhân càng nhỏ tuổi tại thời điểm mất răng,càng có nguy cơ xảy ra mất khoảng . Bảng 9.1 đưa ra ảnh hưởng của mất răng đối với phát triển, mọc răng.
Phổ biến nhất đối với răng vĩnh viễn là bị trồi răng sớm ở răng hàm lớn thứ nhất. Hậu quả đối với khớp cắn phụ thuộc vào răng mất thuộc cung nào, tuổi khi mất răng và mức độ chen chúc. Xem Chương 29 để biết thêm thông tin.
Đôi khi chúng ta hay gặp mất một răng cửa giữa ( vĩnh viễn ) hàm trên do nguyên nhân chấn thương. Nếu có răng khấp khểnh ( chen chúc ), mất khoảng có thể xảy ra khi răng cửa bên mọc vào thay thế. Trong trường hợp đó, cần cân nhắc duy trì khoảng bằng hàm tháo lắp . Điều này vừa có thể thay thế răng mất, và tạo được tâm lý tin tưởng của bệnh nhân.
Những ảnh hưởng của mất răng hàm nhỏ sớm phụ thuộc vào mức độ chen chúc, tuổi của bệnh nhân, khớp cắn và mức độ nghiêng của các răng lân cận vị trí mất răng. Với quá trình tăng trưởng và hình thành chân răng, răng lân cận có thể nghiêng nhiều hơn sau nhổ. Tuy nhiên, nếu khớp cắn lồng múi tốt, có thể không có di chuyển xảy ra. Nếu một răng hàm nhỏ thứ nhất bị nhổ và răng nanh lân cận nghiêng gần, răng nanh sẽ bị dựng lại dưới áp lực của môi. Nếu răng nanh nghiêng xa, thì nó sẽ không di chuyển.
Những biến đổi kích thước răng
Kích thước răng được xác định chủ yếu dựa vào yếu tố di truyền . Răng lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với bình thường được gọi là macrodont hoặc microdont, tương ứng. Cả răng kích thước lớn và răng kích thước nhỏ ( microdontia ) có thể gặp ở toàn bộ cung răng hoặc chỉ ở một răng. Có bằng chứng cho thấy răng kích thước nhỏ có liên quan với thiếu răng trong khi răng kích thước lớn có liên quan với sự xuất hiện của thừa răng. Răng kích thước lớn có nguy cơ răng khấp khểnh ( chen chúc ), trong khi răng kích thước nhỏ thì có nguy cơ thưa răng. Ngoài ra còn có bằng chứng đưa ra răng cửa bên hàm trên kích thước nhỏ có ảnh hưởng răng nanh vĩnh viễn hàm trên. Xương ổ răng - răng bất cân xứng ( Dento - alveolar disproportion ) là một thuật ngữ chỉ không phù hợp tương đối giữa răng và kích thước xương hàm gây nên chen chúc hoặc khoảng ( thưa răng ).
Tổng khoảng cách độ rộng gần xa của răng hàm dưới với hàm trên là yếu tố quyết định các răng sẽ ăn khớp như thế nào. Nếu các răng có kích thước không phù hợp, gọi là chỉ số Bolton bất đồng - sai lệch ( phân ly ), có thể là yếu tố hạn chế đạt được khớp cắn lý tưởng.
Thay đổi vị trí răng
Răng mọc thấp -Infraocclusion- hậu quả do dính khớp - về mặt giải phẫu là do dung hợp ( kết hợp ) của cement và xương ổ răng. Cùng với quá trình xương sọ mặt vẫn tiếp tục theo chiều dọc và răng xung quanh mọc để bù trừ, một chiếc răng dính khớp dần dần bị lùn tương đối so với răng lân cận. Yếu tố di truyền liên quan với răng dính khớp, thường gặp ở anh chị em ruột trong gia đình cùng . Răng mọc thấp được thống kê từ 1 -9% của răng hàm sữa thứ nhất hoặc hai bị ảnh hưởng. Ở những người thiếu răng, mức độ xuất hiện của tình trạng này cao hơn do chung nguyên nhân gây ra. Bảng 9.2 liệt kê biến chứng của răng mọc thấp, như răng mọc nghiêng, ức chế phát triển theo chiều dọc răng lân cận và lệch đường giữa đến bên ảnh hưởng bên đều là kết quả bó sợi xuyên vách bị kéo dãn.(Hình 9.1a). Kiểm soát tình trạng răng mọc thấp được trình bày trong Chương 28.
Vị trí răng bất thường cũng có thể phát sinh do các răng ngầm. Không bao gồm răng hàm lớn thứ ba ( từ đây sẽ chuyển cụm từ răng hàm lớn thứ ba thành R8) . Không bao gồm răng R8, những răng thường gặp là R3 trên, R1 trên và R6 ( vĩnh viễn ). Xem Chương 31 và 32 để biết thêm thông tin.
Chuyển vị - Transpostion - là tình trạng bất thường về vị trí của các răng thay đổi vị trí cho nhau. R3 và R4 hàm trên là những răng thường hoán đổi vị trí cho nhau (Hình 9.1b). Di truyền là yếu tố nguyên nhân liên quan gây ra sự chuyển vị.
Không mọc răng tiên phát ( mọc răng thất bại - Primary failure of eruption ) là tình trạng chưa được hiểu rõ, với yếu tố nguyên nhân chủ yếu là di truyền, khi một răng mọc không hoàn toàn. Những răng thường gặp là R6 , R7 ( vĩnh viễn ). Cơ chế mọc thất bại khi chân răng bắt đầu hình thành hoặc chân răng hình thành không hoàn chỉnh hoặc một số vấn đề xảy ra trong lúc mọc răng. Những răng ngầm hầu như không đáp ứng với lực chỉnh nha.
Phanh môi
Dây chằng ( phanh môi ) bám thấp có thể có do khe thưa ( giữa răng cửa hàm trên - Hình 9.1Di). Nếu dây chằng bám tới nhú khẩu cái và/hoặc kéo dài tới nhú xương ở giữa răng cửa hàm trên ( quan sát được trên Xquang ) (Hình 9.1D II, III), dây chằng thường sẽ đi cùng khe thưa. Trong trường hợp đó, phẫu thuật cắt dây chằng nên được tiến hành để đảm bảo kết quả điều trị ổn định lâu dài ( điều chỉnh đóng khe thưa ). Phanh môi dưới hiếm khi có do khe thưa (Hình 9.1D IV). Nếu phanh môi bám thấp có thể gây ra tụt lợi.
Thói quen
Mút ngón tay kéo dài là một trong những thói quen tồn tại ít nhất 6-7 tuổi cho tới khi răng cửa vĩnh viễn mọc. Thói quen này ảnh hưởng đáng kể tới khớp cắn, phụ thuộc vào thời gian và mức độ của thói quen. Lực tác động trên răng phải lớn hơn 6 giờ/ngày, mới tạo ra kết quả di chuyển răng. Ảnh hưởng của thói quen gây ra một khớp cắn hở bất đối xứng ( Hình 9.1 E ), tăng độ cắn chùm và cắn chéo một bên ( xem thêm chương 30).