top of page

7 Sự phát triển của cung răng

 

Hàm răng sữa

 Thời gian khoáng hoá, mọc và hình thành chân được trình bày trong Bảng 7.1. Thỉnh thoảng, có xuất hiện răng ngay sau sinh là răng bình thường mọc sớm hoặc răng thừa. Những răng này cần nhổ bỏ nếu có nguy cơ cản trở trẻ bú hoặc nguy cơ lung lay rơi vào đường thở.

Răng sữa thường bắt đầu mọc khoảng 6-7 tháng, bắt đầu là răng cửa giữa hàm dưới, và các răng cửa còn lại cũng mọc gần khoảng thời gian này. So với răng vĩnh viễn, răng cửa sữa mọc thẳng hơn và thưa hơn. Khoảng cách sẽ tăng hơn do sự tăng trưởng của xương ổ răng. răng hàm sữa thứ nhất mọc vào 12-15 tháng sau đó là răng nanh ( 18-20 tháng) và răng hàm sữa thứ hai ( 24 - 36 tháng ). Vì răng hàm sữa thứ hai hàm dưới thường rộng hơn so với hàm trên, các răng thường ăn khớp theo bậc xuống xa, tuy nhiên, xắp xếp này còn tuỳ thuộc vào tương quan răng hàm ( Bảng 7.2) .

Một khoảng cách đặc biệt đáng chú ý là phía xa răng cửa bên hàm trên và răng nanh hàm dưới. Đây được gọi là khoảng khe thưa ( linh trưởng ) vì nhiều loài linh trưởng tồn tại khe thưa này trong suốt cuộc đời. Theo thời gian, răng sữa bị mòn nhanh chóng và chuyển sang tương quan đầu chạm đầu.

Hàm răng vĩnh viễn

Quá trình mọc răng vĩnh viễn có thể được chia thành bốn bước ( giai đoạn ):

• Trước khi răng nhú lên: di chuyển mọc răng bắt đầu từ khi chân răng được hình thành. Quá trình mọc răng diễn ra, song hành là quá trình tiêu nang thân răng và lớp xương xung quanh, trong đó quá trình hình thành chân răng là cơ chế tiên phát của chuyển động mọc răng. Thông thường cả hai cơ chế cùng phối hợp, nếu không, răng sẽ không mọc lên được.

• Sau khi mầm răng nhú lên: Quá trình mọc răng xảy ra khi chân răng Hình thành được 3/4. Quá trình mọc diễn ra nhanh (0,3-0,5 mm / tuần) cho đến khi răng đạt mức chạm khớp với răng đối diện ( mặt phẳng khớp cắn - Đỉnh của quá trình mọc răng). Yếu tố đối kháng khi tiếp xúc với mặt phẳng cắn hay áp lực từ môi má.

• Khớp cắn tăng trưởng ở giai đoạn cân bằng: Khi răng đã tới vị trí khớp cắn, quá trình mọc răng vẫn tiếp tục chậm để bắt kịp với tăng trưởng theo chiều dọc của xương. Điều này vẫn diễn ra miễn là răng không mọc trồi quá mức. Đỉnh của quá trình mọc răng sẽ trùng với đỉnh tăng trưởng của phát triển khuôn mặt ( Hình 4.1 F )

• Khớp cắn cân bằng ổn định ( trưởng thành ): là giai đoạn tiếp sau của giai đoạn trên. Răng vẫn tiếp tục mọc trong suốt cuộc đời để bù trừ việc mòn răng và tăng trưởng rất nhỏ của xương theo chiều dọc. Răng mọc sẽ trồi quá mức khi không có khớp cắn đối diện. Tổng cộng, hai quá trình khớp cắn tăng trưởng ở giai đoạn cân bằng và khớp cắn cân bằng ổn định chiếm một nửa tổng thời gian chuyển dịch của mọc răng.

Hàm răng hỗn hợp

Thời gian Canxi hóa ( vôi hóa ), mọc và Hình thành chân hoàn thiện của răng vĩnh viễn được đưa ra trong Bảng 7.3. Giai đoạn sớm của hàm răng hỗn hợp rất phức tạp với răng cửa giữa hàm dưới mọc trước và răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và trên vào khoảng lúc 6 tuổi. Hướng mọc của răng hàm lớn hàm dưới là khoảng 90 ° so với mặt phẳng hàm dưới, và những răng này được hướng dẫn bằng mặt phẳng phía xa của răng hàm sữa thứ hai. Nếu khớp cắn bình thường, mặt bậc xuống xa, răng hàm lớn thứ nhất mọc với tương quan loại II một nửa múi ( Xem Bảng 10.1 ). Nếu có khoảng giữa răng hàm sữa hàm dưới, chúng sẽ đóng lại do áp lực di gần tạo ra khi mọc r6 ( răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất). Điều này làm răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất di chuyển ( di chuyển về phía gần sớm ) có thể tạo nên tương quan khớp cắn loại I răng hàm lớn.

Hướng mọc của răng cửa phụ thuộc vào nhân tố ( tác nhân ) mô mềm, thói quen, và hướng xoay của hàm (xem Chương 5). Bình thường đối với răng cửa sẽ mọc hơi vào trong so với răng cửa sữa tương ứng, phản ánh vị trí phát triển. Răng cửa giữa hàm trên và răng cửa bên hàm dưới mọc vào khoảng 7 tuổi. Răng cửa giữa hàm trên có thể là nghiêng về phía xa, cùng với sự xuất hiện của khe thưa, do áp lực từ mầm răng cửa bên ép lên chân răng. Răng cửa bên hàm trên mọc vào 8-9 tuổi và hướng vào phía khẩu cái, nếu như có chen chúc, các răng này sẽ nằm về phía khẩu cái. Bởi vì áp lực của mầm răng nanh, răng cửa bên cũng có thể bị nghiêng về phía xa. Đây là một tình trạng phát triển bình thường, thường được gọi là Tình trạng vịt con xấu xí (Hình 7.1a).

Răng cửa vĩnh viến có kích thước lớn hơn so với răng cửa sữa tương ứng, do đó cần thêm khoảng để các răng này mọc lên được, và khoảng này có nguồn gốc:

• Khoảng khe thưa ở giữa những răng sữa.

• Tăng chu vi cung hàm do răng cửa vĩnh viễn nghiêng ra trước so với răng sữa tương ứng.

• Tăng chiều rộng liên răng nanh khi răng nanh mọc ra ngoài. Ngoài ra, răng nanh dưới mọc về phía xa vào khoảng khe thưa linh.

Bình thường sẽ có chen chúc ít (1-2 mm) đối với răng cửa dưới cho đến khi răng nanh dưới mọc. Quá trình này là răng cửa được trả lại khoảng do tăng khoảng cách liên răng nanh. Tuy nhiên cũng có thể gây chen chúc nhiều hơn.

Giai đoạn cuối của hàm răng hỗn hợp răng nanh dưới bắt đầu mọc , răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới và răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên vào khoảng 11 tuổi. Răng nanh hàm trên và răng hàm nhỏ thứ hai mọc vào năm 12 tuổi, và gần với tuổi mọc của răng hàm lớn thứ hai. Răng nanh hàm trên mọc cao hơn và làm cho hàm nhô ra ngoài hơn. Có thể sờ thấy mầm răng ở cao trong ngách tiền đình khi 8 - 10 tuổi. Những răng này sẽ mọc lên sau răng hàm nhỏ thứ nhất mọc và tăng nguy cơ  răng khấp khểnh ( chen chúc ). Răng nanh thường mọc về lệch về phía xa răng cửa bên và thường tự điều chỉnh nếu khe thưa kích thước nhỏ (<4 mm) để tự đóng. Răng hàm lớn thứ ba thường mọc bất kỳ lứa tuổi nào trong khoảng 17 đến 25 nếu đủ khoảng.

Kết hợp với độ rộng của răng nanh nanh, răng hàm thứ nhất và thứ hai của hàm răng sữa lớn hơn so với răng nanh, răng hàm nhỏ thứ nhất và thứ hai, sự chênh lệch khoảng cách này là khoảng Leeway ( Hình 7.1 B ), ở hàm dưới là 2,5 mm và 1,5 mm ở hàm trên mỗi bên. Khoảng Leeway cho phép răng hàm lớn di chuyển về phía gần ( sự di chuyển về phía gần muộn sau mọc răng ) quá trình này diễn ra ở hàm dưới lớn hơn hàm trên. Nếu quá trình này diễn ra phù hợp với tăng trưởng hàm dưới, sẽ thiết lập khớp cắn loại I khi tương quan bậc xuống xa hoặc mặt phẳng tận ở răng hàm lớn thứ nhất ( Bảng 7.2 )

Dạng cung hàm

Kích thước cung răng vẫn tiếp tục thay đổi sau khi mọc răng. Đối với cung răng hàm dưới, có sự tăng chiều rộng khoảng liên răng nanh 3-4 mm từ 3 đến 13 tuổi. Sau khi răng nanh vĩnh viễn dưới mọc, kích thước này trung bình giảm từ 1-2 mm ở độ tuổi 45. Khoảng cách liên răng hàm ( đối với răng hàm lớn vĩnh viễn cũng tăng nhẹ 1-2mm ) trong độ tuổi từ 8 tới 13 và giảm ít (~ 1 mm) sau đó.

Ở cung hàm trên, khoảng cách liên răng nanh tăng 3-4 mm trong khoảng 3 - 13 tuổi. Và nó vẫn tiếp tục tăng 1-2 mm sau khi răng nanh vĩnh viễn mọc cho tới xấp xỉ tuổi 45. Khoảng cách liên răng hàm có sự thay đổi gần như hàm dưới.

bottom of page