top of page

 

6 Tăng trưởng và phát triển của các mô mềm

Mô mềm có ảnh hưởng diện mạo khuôn mặt và mức độ ổn định của điều trị chỉnh nha. Di chuyển răng cửa theo chiều trước sau có thể thay đổi vị trí môi và ảnh hưởng đến thẩm mĩ khuôn mặt (hình 6.1A). Đánh giá mô mềm trong khám ( đánh giá ) chỉnh nha và kiến thức về thay đổi mô mềm bình thường trong tăng trưởng là rất quan trọng trong lên kế hoạch cho vị trí cuối cùng của răng cửa và dự đoán mức độ ổn định hay thay đổi sau điều trị.

 

Tăng trưởng chiều dài môi trên

Chiều dài môi trên được đo từ điểm nối giữa nền mũi và môi trên (điểm chân cánh mũi ( Subnasale )) tới điểm thấp nhất của môi trên (stomion superius), và thường đo được 20-22 mm ở nữ giới trưởng thành và 22-24 ở nam giới trưởng thành ( Hình 6.1 B ). Môi trên và môi dưới vẫn tiếp tục phát triển kéo dài ở độ tuổi vị thành niên, ở nam lớn hơn ở nữ ( Hình 6.1 C). Tăng trưởng của môi trên, ở nam và nữ, xu hướng chững lại ( đạt cân bằng ) ở độ tuổi 18 và 14 tương ứng. Tăng trưởng theo chiều dọc của môi dưới chững lại ở tuổi 16 ở cả hai giới và vượt tăng trưởng môi trên. Vì tăng trưởng theo chiều dọc của môi vượt tăng trưởng theo chiều dọc của sọ mặt, môi đủ khả năng che phủ mô xương trừ khi có bất thường về xương hay tăng trưởng mô mềm. Do đó, môi không ngậm kín ở lứa tuổi 8-10 là dấu hiệu ở nhiều trẻ cho thấy sự tự điều chỉnh khi tăng trưởng. Che phủ môi là một nhân tố quan trọng trong xác định độ ổn định sau khi kéo răng cửa trên vào điều chỉnh độ cắn chùm.

Tăng trưởng độ dày của môi

Độ dày của môi, ảnh hưởng tính toàn vẹn và nhân tố xác định tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Tương quan giữa môi, mũi và cằm là đặc biệt quan trọng trong vấn đề này. Điều này có thể là đánh giá bằng cách đánh giá vị trí trước - sau của môi trong tương quan E-line (xem chương 15). Độ dày của môi cũng ảnh hưởng có khả năng đáp ứng của kéo răng cửa vào ( thu vào ). Môi mỏng thì có nhiều khả năng kéo răng cửa vào trong hơn so với môi dày vì chúng ít tự nâng đỡ hơn.

Tăng trưởng môi trên và môi dưới có xu hướng chững lại ( đạt bằng ) ở tuổi 16 ở cả nam và nữ. Sau đó, đặc biệt là môi trên, có xu hướng mỏng hơn (hình 6.1D). Bình thường độ dày môi trên, đo đạc cephalometrically từ dưới điểm A ( A - point ), là 12-15 mm ở người da trắng. Độ dày lớn hơn ở người người châu Phi gốc Caribbean.

 Tăng trưởng mũi

Hiểu biết về tăng trưởng mũi rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến độ nhô tương đối của môi. Mũi tăng trưởng hướng xuống và theo chiều dọc hơn theo chiều trước sau. Nhìn chung, sự tăng kích thước mũi ở nam lớn hơn ở nữ, và đỉnh tăng trưởng ở nam cũng rõ rệt hơn ở nữ. Vì vậy, khi đánh giá độ nhô tương đối của môi ở trẻ 12 tuổi, người ta cần loại từ độ nhô do mũi ở bé trai hơn bé gái. Và vì thế, đối với bệnh nhân trẻ tuổi, có môi tụt vào, răng cửa cũng thu vào thì ở nam đáng quan tâm ( lo ngại ) hơn ở nữ.

Tăng trưởng cằm

Cũng như tăng trưởng mũi, tăng trưởng của cằm có thể ảnh hưởng tương đối nhô của môi. Vị trí cằm được xác định với độ nhô của xương cằm và độ dầy của mô mềm phía trên ( Hình 6.1 E ). Vào khoảng độ tuổi từ 7 tới 17, mô mềm tăng về độ dầy lên rất ít ( khoảng 1.5 - 2.5 mm ). Do đó, đặc điểm chính ở mỗi người là sự tăng trưởng và phát triển xương hàm dưới là độ nhô của xương cằm. Thông thường mô mềm có độ dày 10-12 mm ở người trưởng thành.

Độ tuổi khuôn mặt

Cần phải hiểu một điều quan trọng mức độ thay đổi mô mềm quyết định đến độ tuổi của khuôn mặt. Và cũng cần cân nhắc vấn đề này trong khi điều trị để xác định vị trí răng cửa sao cho thay đổi ( giả mạo ) tuổi của bệnh nhân. Một vài yếu tố có liên quan được liệt kê ra như sau:

• Lão hoá song hành với việc giảm tỷ lệ lộ răng cửa trên và tăng ở răng cửa dưới ở tư thế nghỉ ( Hình 6.1 F). Điều này do mòn răng và môi trên bị chảy xệ do tuổi tác. Răng cửa hàm trên lý tưởng sẽ lộ 2-4 mm ở tư thế nghỉ với nữ và hơn 1 chút đối với nam. Cần chuyển dịch răng thu vào và làm trồi. Hiệu quả của tác động này nên được xem xét trong suốt quá trình điều trị để không vô tình thay đổi tuổi bệnh nhân.

• Môi trên ít nhô ( giảm trương lực) do mô mềm nhão và chảy xệ. Trong một số trường hợp, điều này còn trở nên trầm trọng hơn vì răng cửa được kéo thu vào hơn so với trước khi điều chỉnh.

• Răng cửa hàm trên trở nên thẳng hơn.

• Mũi nhô hơn và môi tụt vào hơn. Mũi nhô hơn càng làm cho môi bị lùi lại hơn.

• Giảm chiều cao của bờ môi đỏ và trễ môi.

• Rãnh môi má sâu hơn.

bottom of page